Ngày Xuân phân là ngày mà thời gian ban ngày và thời gian ban đêm dài bằng nhau ở xích đạo. Theo quan điểm phương đông, Xuân phân là lúc vào giữa mùa xuân tuy nhiên, theo khoa học phương Tây thì đây là ngày bắt đầu của mùa xuân ở bắc bán cầu hay ngày bắt đầu mùa thu ở bán cầu nam.
Ở bán cầu nam thì ngày này là ngày Thu phân. Vào ngày này, Mặt Trời sẽ mọc lên từ chân trời ở chính xác hướng đông, và lặn đi xuống chân trời ở chính xác hướng tây. Ngoài ra, Mặt Trời sẽ nằm thẳng đúng trên đỉnh đầu vào giữa trưa.
Ngày Xuân phân được xem là ngày lễ hội tại nhiều nơi trên thế giới.
Lễ hội Norouz (lễ hội năm mới hay lễ hội đầu xuân) của Iran được tổ chức vào ngày này. Đạo Bahai gọi lễ này là Naw-Rúz. Ngoài ra còn có lễ hội Ostara của đạo Wicca, và là một trong tám lễ hội Sabbat của những người theo đạo đa thần giáo kiểu mới (neopagan).
Tại Nhật Bản ngày Xuân phân (春分の日) là ngày lễ chính thức của quốc gia để mọi người đi tảo mộ và đoàn tụ gia đình.
Lễ Phục sinh ở các nước theo Cơ đốc giáo được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên ngay sau khi trăng tròn kể từ ngày Xuân phân.
Ngày Trái Đất được kỷ niệm vào ngày Xuân phân hàng năm kể từ ngày đầu tiên là 21 tháng 3 năm 1970.
Tại sao vào ngày Xuân phân (và Thu phân) có đêm và ngày dài bằng nhau?
Ngày Xuân phân là ngày gì, Tại sao vào ngày Xuân phân (và Thu phân) có đêm và ngày dài bằng nhau. Vì quỹ đạo của Trái Đất chúng ta không thẳng đứng, mà nó nghiêng 23 độ so với mặt phẳng hoàng đạo, nên sẽ có nơi tiếp nhận ánh sáng từ Mặt Trời nhiều hơn một nơi khác ở bán cầu còn lại, và vào 2 ngày phân trong năm, Trái Đất sẽ hướng thẳng về Mặt Trời, nên ngày và đêm sẽ dài như nhau. Nhưng Trái Đất chúng ta không ngừng chuyển động, nên sự bằng nhau này sẽ nhanh chóng bị phá vỡ.